21 Soạn bài bạn đến chơi nhà mới nhất
SOẠN BÀI BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ CỦA NGUYỄN KHUYẾN
Câu hỏi 1: Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ gì? Vì sao lại xác định như vậy?
Gợi ý:
Bài thơ Bạn đến chơi nhà có 8 câu, mỗi câu 7 chữ, gieo vần ở chữ cuối các câu: 1, 2, 4, 6, 8, có sử dụng phép đối: câu 3 và câu 4, câu 5 và câu 6 (Ao sâu nước cả khôn chài cá >< Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà; Cải chửa ra cây, cà mới nụ >< Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa).
Như vậy, với đặc điểm trên bài thơ thuộc thể thất ngôn bát cú Đường luật.
Câu hỏi 2: Bài thơ được lặp ý bằng cách dựng lên một tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn đế rồi kết lại một câu: “Bác đến chơi đầy, ta với ta!” nhưng thề hiện được tình bạn đậm đà thắm thiết.
Em có tán thành ý kiến trên không? Nếu không, cho biết lí do. Nếu có thì hãy làm rõ bằng cách trả lời các câu hỏi.
Gợi ý:
Trong nền văn học Việt Nam, bài thơ Bạn đến chơi nhà được đánh giá là bài thơ hay nhất viết về tình bạn. Sở dĩ có nhận định trên bởi bài thơ có nét độc đáo, đặc sắc riêng.
Thứ nhất, bài thơ được lập ý bằng cách dựng nên tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn để rồi hạ một câu kết: Bác đến chơi đây ta với ta nhưng thế hiện được tình bạn đậm đà thắm thiết.
Do vậy theo nội dung thứ nhất “đã bấy lâu nay” người bạn thân thiết của tác giả mới đến chơi nhà, lẽ ra tác giả phải tiếp đãi bạn thật chu đáo, hậu hĩnh vì theo quan niệm của người Việt Nam “khách đến nhà không gà cũng vịt”.
Tuy vậy, sáu câu thơ tiếp theo tác giả đã nêu lên một hoàn cảnh tiếp đãi bạn khá đặc biệt đó là: trẻ đi vắng; chợ xa; có cá, có gà nhưng không đánh bắt được; có mướp, có bầu, có cà nhưng tất cả đều chưa đến lúc thu hoạch. Và ngay cả miếng trầu – thứ tôi thiểu để tiếp đãi bạn, tác giả cũng không có.
Như vậy Nguyễn Khuyến đã cố tình dựng nên một tình huống hết sức đặc biệt như trên là đế tạo ra đòn bẩy nghệ thuật cho sự xuất hiện câu thơ cuối cùng.
Mặt khác điều mà tất cả người đọc còn đang băn khoăn là tại sao Nguyễn Khuyến là một ông quan triều đình được cấp “chín sào tư là đất ở” lại không có gì để tiếp đãi bạn? Băn khoăn đó được giải đáp ngay ở câu thơ thứ tám: Bác đến chơi đây ta với ta. Đến đây mọi người mới vỡ lẽ: tác giả cố ý dựng nên tình huống trên để khẳng định một cái có duy nhất đó là tình bạn chân thành sâu sắc, đậm đà hồn nhiên vượt lên trên mọi thứ vật chất tầm thường. Cụm từ “ta với ta” càng khẳng định đó là hai người bạn tâm đầu ý hợp, tri âm, tri kỉ, đậm đà, dân dã .
Nói tóm lại, bằng việc dựng lên một tình huống khá đặc biệt: không có gì để tiếp đãi bạn để cuối cùng hạ một câu kết: “Bác đến chơi đây ta với ta” đã giúp người đọc nhận thấy tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ đó là một tình bạn đậm đà thắm thiết. Tinh bạn đó vô giá, vượt lên trên mọi thứ vật chất tầm thường.
LUYỆN TẬP
Bài tập 1.
a- Ngôn ngữ ở bài Bạn đến chơi nhà có gì khác với ngôn ngữ ở đoạn thơ Sau phút chia li đã học?
b- So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn khuyến với cụm từ “ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
Gợi ý:
a- Hai bài thơ Bạn đến chơi nhà và đoạn trích Sau phút chia li đều là những tác phẩm mang đến cho người đọc những giá trị nhân văn sâu sắc. Tuy vậy, về ngôn ngữ hai bài thơ được viết theo hai phong cách hoàn toàn khác nhau, ơ đoạn trích Sau phút chia li ngôn ngữ giàu tính ước lệ, tác giả sử dụng bút pháp cổ điển hàm súc và gợi cảm, đó chính là ngôn ngữ mang phong cách bác học. Còn bài Bạn đến chơi nhà, lời thơ hoàn toàn thuần Việt, ngôn ngừ giản dị đời thường, rất gần với lời ăn tiếng nói cua nhân dân.
b- Bài thơ Bạn đến chơi nhà và bài Qua Đèo Ngang đều gặp nhau ở một điếm khá thú vị đó là cả hai bài thơ được tác giả sử dụng cụm từ “ta với ta”. Tuy nhiên trong từng bài thơ, cụm từ này lại có ý nghĩa khác nhau:
+ Ở bài thơ Qua Đeo Ngang, cụm từ “ta với ta” là đối diện với chính mình. Đó là sự cô đơn lạnh lẽo tuyệt đối, một mình biết, một mình hay không thế giãi bày cùng người khác.
+ Trong bài thơ Bạn đến chơi nhà, “ta với ta” có ý nghĩa: ta là tác giả, ta là bạn. Họ tuy là hai con người khác nhau song tâm hồn thì hoà làm một, đó là sự đồng cảm tri âm, tri kỉ. Cái “ta với ta” ở đó thể hiện sự ấm áp tình người.