77 White day mới nhất
Bạn đang xem: White day
White Day: A Labyrinth Named School là một tựa game kinh dị sinh tồn có một lịch sử lâu đời với lượng fan không hề nhỏ. Thế nhưng ban đầu tựa game này chỉ được phát hành trên PC dành cho thị trường nội địa Hàn Quốc vào năm 2001. Nhiều năm sau đó, trò chơi được đưa lên mobile với tựa mới là White Day Mobile. Tuy nhiên do hạn chế phần cứng ở thời điểm phát hành năm 2009 nên phiên bản này chỉ sử dụng cảnh nền 2D và mô phỏng cảm giác di chuyển góc nhìn thứ nhất mà thôi. Chỉ đến gần đây, tựa game này mới được làm lại hoàn toàn bằng công nghệ 3D trên nền tảng di động để tận dụng sức mạnh phần cứng mới với tựa là The School: White Day. Hồi năm ngoái, trò chơi đã phát hành cả phiên bản cho PC và PlayStation 4, nhưng vì nhiều lý do nên bài viết chỉ đề cập đến bản mobile mà thôi.
Nếu bạn thường hay xem phim Hàn thì chắc hẳn không lạ gì với phong cách Hàn Quốc trong The School: White Day. Trò chơi mở đầu bằng việc giới thiệu nhân vật chính Lee Hui-min, một cậu học sinh cấp ba vừa mới chuyển đến học tại trường trung học phổ thông Yeondu. Ngay lần đầu gặp gỡ, anh chàng này đã “cảm nắng” ngay cô bạn “người đâu gặp gỡ làm chi” So-Young, và quyết định nửa đêm ngày lễ tình nhân trắng lẻn vào trường để thổ lộ tình cảm, đồng thời hoàn trả cuốn nhật ký cô gái này để quên nơi ghế đá sân trường. Thế nhưng trường Yeondu có những bí mật kinh hoàng mà một cậu học sinh mới như Lee Hui-min không hề hay biết.

Trường Yeondu có nhiều bí mật được che giấuXét đến đồ họa của The School: White Day thì nhìn chung chỉ ở mức chi tiết trung bình nếu so với nhiều tựa game di động khác trên thị trường. Điều này có thể dễ dàng nhận ra ngay từ đoạn chuyển cảnh mở đầu của trò chơi. Ngược lại, các nhân vật đều được thiết kế theo đúng kiểu Hàn Quốc “trai xinh gái đẹp” với chất lượng hình ảnh ở mức khá nhưng chỉ có thế, đáng tiếc là không đến mức gây ấn tượng. Các hiệu ứng đồ họa vừa đủ dùng nếu xét trên một tựa game mobile, nên đôi lúc có thể khiến bạn cảm thấy bực mình khi không thể phân biệt nổi một căn phòng tối hoàn toàn với một căn phòng đã có đủ ánh sáng để sử dụng công cụ hỗ trợ.
Người chơi sẽ trải nghiệm The School: White Day ở góc nhìn thứ nhất. Trò chơi có một số tùy chọn về điều khiển nhưng thật ra không tạo nhiều khác biệt. Có chăng chỉ dễ dàng hơn khi bạn sử dụng trên những chiếc điện thoại có màn hình lớn nhỏ khác nhau mà thôi. Cảm giác điều khiển vẫn khá quen thuộc với những ai thường trải nghiệm game FPS trên di động, nhưng ít nút nhấn cảm ứng hơn. Còn nếu không quen, bạn cũng chỉ mất ít phút để tập điều khiển và tương tác trong trò chơi, nhờ vào hệ thống tutorial chỉ dẫn khá tận tình.
Xem thêm: Vacxin 5 Trong 1 Phòng Những Bệnh Gì, VắC Xin 5 Trong 1 Phã²Ng NhữNg Bá»Nh Gã¬
Thế nhưng, khác với nhiều tựa game kinh dị sinh tồn khác, The School: White Day lại thiết kế khá khó hiểu khi cửa luôn tự động đóng mỗi khi bạn bước vào, dù bạn phải chạm vào biểu tượng tương tác nếu muốn mở cửa. Ban đầu, điều này không gây vấn đề gì nhưng khi bạn phải thường xuyên khám phá và đi lòng vòng tìm manh mối trong một khu vực, thì việc ra luôn phải tương tác khi ra vào một nơi nào đó luôn trở thành một sự phiền phức không cần thiết. Điều này càng gây bực mình hơn khi nhân vật chính đụng độ với gã gác đêm và phải chạy trốn khỏi sự truy sát của hắn.

Ma nè!Mặt khác, cũng như nhiều game kinh dị sinh tồn khác, bên cạnh việc chạy trốn kẻ thù thì bạn cũng cần giải quyết những câu đố để mở ra những lối đi mới. Yếu tố này được trò chơi làm khá tốt, với phần giải đố không quá khó nhưng cũng đôi lúc khá thử thách. Chủ yếu vẫn là vòng quanh các địa điểm, chạy trốn khỏi gã gác đêm và tìm những gợi ý quanh quẩn đâu đó trong ngôi trường. Rắc rối nhất vẫn là gã gác đêm. Thậm chí chỉ riêng phần điều chỉnh độ khó cũng xoay quanh việc hắn phiền phức đến mức độ nào khi trải nghiệm mà thôi. Ở độ khó thấp thì còn có con mắt báo hiệu mỗi khi hắn xuất hiện nhưng phần lớn tôi thấy đều không chính xác, thường đánh đố người chơi hơn.
Một trong những yếu tố tạo nên sự sợ hãi cho người chơi trong The School: White Day là gã gác đêm, nhưng không phải vì kinh dị mà do tính chất côn đồ của hắn. Tên “đồ tể” này luôn lảng vảng khắp nơi bên trong ngôi trường với ánh đèn pin lóa sáng để tìm những học sinh nào còn lảng vảng bên ngoài homeroom. Nếu phát hiện, hắn sẽ chạy như bay lại và cầm roi quất lấy quất để đến khi nạn nhân nằm gục thì thôi. Ban đầu không biết điều này, tôi còn tính làm học sinh cá biệt bằng cách thể hiện sao cho ngầu với hắn kiểu “nhà mặt phố, bố làm to”. Thậm chí trong đầu còn nghĩ “lạng quạng chị kêu ông chú làm abcxyz phường xuống hốt tại chỗ bây giờ”.
Hóa ra cuộc đời không như bạn mơ tưởng, dù chỉ là trong game. Nếu bị hắn dồn vào ngõ cụt, bạn sẽ bị đánh đến mức ba má nhận không ra, khiến bạn phải load lại file save gần nhất. Nhờ thế tôi mới biết Yeondu là một trường tư thục, dạy học sinh bằng kỷ luật thép và chắc chắn còn rất nhiều điều bí ẩn trong ngôi trường này mà chỉ có nội bộ mới biết. Thế rồi câu chuyện dần hé lộ đủ mọi điều tai tiếng, đến cả chuyện học sinh tự tử để lại tâm thư mà bạn không ngờ có thể xảy ra trong môi trường giáo dục. Vậy mà nó lại xảy ra trong Yeondu khiến tôi cảm thấy sợ hãi cái trường học này.
Xem thêm: Các Vấn Đề Kết Nối Trong Liên Minh Huyền Thoại Và Cách Xử Lý

Trai xinh gái đẹp làm gì giữa đêm hôm khuya khoắt ở đây?Sau cuối, The School: White Day là một tựa game kinh dị chỉ ở mức trung bình nếu xét về yếu tố sợ hãi. Trò chơi sử dụng phần lớn chỉ là những chiêu trò jump-scare khá tầm thường, không đến mức đáng sợ như mong đợi, chưa kể cốt truyện cũng không quá đặc sắc dù có nhiều kết thúc tùy vào lựa chọn của người chơi. Thay vào đó, chính dàn nhân vật nữ với hàng loạt bộ trang phục hấp dẫn và khiêu gợi vừa có thể mở khóa vừa phải mua bằng tiền thật, mới là yếu tố tạo nên giá trị chơi lại cho trò chơi. Điều này ít nhiều đã vô tình làm giảm giá trị của The School: White Day dưới góc độ là một tựa game kinh dị sinh tồn, dù thể loại này khá hiếm hoi trên nền tảng di động iOS và Android.